a. Mục tiêu
Tiếp cận và từng bước bắt kịp với chuẩn mực đào tạo nghề tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia liên kết đào tạo nhân lực trong khu vực, hợp tác về chuyển giao công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.
b. Giải pháp
– Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập trong khu vực, mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy tại trường và tổ chức các hội thảo khoa học trong đào tạo nghề; gửi cán bộ quản lý và giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài.
– Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan thực tập ở nước ngoài, tạo điều kiện cho giáo viên và HSSV tiếp cận với khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
– Đổi mới cơ chế hợp tác quốc tế,mở rộng quyền tự chủ, có qui chế khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong quá trình tham gia liên kết đào tạo với các nước trong khu vực. Chú trọng các hoạt động liên kết đào tạo cấp bằng quốc tế được tổ chức đào tạo chủ yếu tại trường, xây dựng đầu mối tuyển sinh du học và xuất khẩu lao động.
– Tiếp tục sử dụng tình nguyện viên quốc tế trong giảng dạy, xúc tiến xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất trên cơ sở hai bên cùng quan tâm và cùng có lợi.
– Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về hỗ trợ hợp tác kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư để bồi dưỡng giáo viên trên các mặt: tư duy mới trong đào tạo, phương pháp giảng dạy mới, nâng cao trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, xây dựng ngành học mới, đổi mới nội dung đào tạo, tăng cường trang thiết bị đào tạo… phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.
– Thí điểm sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và học tâp ở một số lớp trong trường bằng cách sử dụng một số chương trình đào tạo, giáo trình tiên tiến, hiện đại đang được giảng dạy tại các trường đào nghề ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam.