a. Mục tiêu
– Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp thành một trung tâm khai thác, ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất phục vụ đào tạo và sản xuất.
– Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật thuộc các chuyên ngành đào tạo của Trường, các dự án chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của ngành và của cả nước.
– Xây dựng, cải tiến, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, xây dựng các chuẩn đào tạo nghề; 70% giáo viên có đề tài nghiên cứu, cải tiến, làm mới các mô hình, học cụ được áp dụng vào giảng dạy, trong đó có đề tài cấp Bộ, cấp Ngành và cấp quốc gia.
b. Giải pháp
– Xác định rõ tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác nghiên cứu khai thác, ứng dụng công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Nhà trường. Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng khoa học và các định hướng nghiên cứu cụ thể, có chính sách ưu tiên các nguồn lực để đầu tư có trọng điểm.
– Đăng ký và tổ chức thực hiện một số đề tài cấp Bộ, cấp ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo cho Nhà trường và cho hệ thống đào tạo nghề nói chung.
– Phát huy sức mạnh nội lực và tạo cho cán bộ giáo viên khả năng nhanh nhạy, tinh thần say mê trong nghiên cứu, khai thác, ứng dụng công nghệ mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đào tạo, sản xuất và đời sống.
– Lựa chọn cán bộ giảng viên trẻ, có năng lực và tâm huyết để đào tạo bồi dưỡng thành chuyên gia giỏi trong việc nghiên cứu, khai thác, ứng dụng công nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Hoạt động khoa học công nghệ gắn liền với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên trong toàn trường. Xây dựng qui chế nhằm khuyến khích và bắt buộc cán bộ giáo viên nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và giảng dạy.
– Hiện đại hoá hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong mọi hoạt động. Xây dựng thư viện, thiết bị dạy học hiện đại và giáo án điện tử. Chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu cho giáo viên; khai thác Internet trở thành nhu cầu cần thiết của cán bộ, giáo viên Nhà trường.
– Liên kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong việc đề xuất, tuyển chọn, thực hiện và đánh giá các đề tài nghiên cứu và các dự án chuyển giao công nghệ. Thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao.
– Liên kết đào tạo, tìm kiếm, triển khai các hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ với các viện, các trường và các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của Trường.
– Có qui chế để tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV tham gia vào hoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
– Xây dựng quy chế hỗ trợ, khuyến khích việc nghiên cứu, tìm kiếm các hợp đồng, đề tài, dự án. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo và quản lý. Tập trung đầu tư chiều sâu, trang bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn, phòng thực hành nghề…