a. Mục tiêu
Đổi mới, đa dạng hoá công tác đào tạo, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đạt chuẩn đào tạo của các nước tiên tiến trong khu vực và tiếp cận quốc tế, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển thương hiệu “Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp”.
b. Giải pháp
– Xây dựng quy chế tuyển sinh theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của trường.
– Gắn đào tạo với thị trường lao động thông qua các chương trình định hướng của ngành và của các địa phương; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường để xác định cơ cấu ngành nghề, có quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp, gửi học sinh đến thực tập, cử giáo viên đến tham quan nắm bắt được các công nghệ mới và thông tin phản hồi từ các đơn vị sử dụng lao động để điều chỉnh công tác đào tạo của Nhà trường. Thành lập bộ phận thông tin thị trường lao động làm cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà trường. Tổ chức ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp.
– Tập thể lãnh đạo, cán bộ giáo viên rèn luyện tư duy năng động, nhạy bén, để xây dựng quy chế, giải pháp đào tạo theo hướng mềm dẻo, linh hoạt và có chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra.
– Bổ sung đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng cho việc tăng quy mô và chất lượng đào tạo.
– Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và xây dựng các chuẩn đào tạo:
Hàng năm, sử dụng các phương pháp phân tích nghề và phương pháp phát triển chương trình hiện đại, kết hợp với việc bồi dưỡng giáo viên để xây dựng, đánh giá và hoàn thiện chương trình đào tạo theo hướng gắn đào tạo với sử dụng; cập nhật kiến thức công nghệ mới, đảm bảo thời gian học học lý thuyết, thực hành, tin học, ngoại ngữ theo quy định, tiếp cận được với chuẩn mực đào tạo của thế giới.
Xây dựng đủ giáo trình, tài liệu theo chương trình đào tạo; xây dựng các chuẩn kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; hoàn thiện qui trình đào tạo theo vòng; nhập khẩu một số chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài.
– Đổi mới phương pháp dạy và học: Áp dụng các phần mềm dạy học và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy; từng bước chuyển đổi phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học mới, lấy người học làm trung tâm và phát huy tối đa tính tích cực của người học, từng bước sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng phương pháp đối thoại, trang bị cho người học cách học, giảm thời gian truyền đạt, tăng thời gian thảo luận, thầy đóng vai trò là người tư vấn hướng dẫn và tạo môi trường học tập, trò tích cực chủ động tiếp thu kiến thức.
– Tăng cường công tác quản lý đào tạo, thành lập bộ phận hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên mở rộng áp dụng các tiêu chuẩn của các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại. Đẩy mạnh các hoạt động như: Hội giảng, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, thi học sinh giỏi, thi tay nghề…
– Tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm liên kết đào tạo của Trường tại các địa phương và các trung tâm liên kết đào tạo với nước ngoài tại Trường. Gắn kết chặt chẽ với các Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm của các tỉnh.
– Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo, định kỳ hàng năm tự đánh giá hoặc mời các tổ chức trong nước và nước ngoài đánh giá chất lượng đào tạo theo các chuẩn kỹ năng nghề nghiệp.